Phong Tục Sang Cát, Bốc Mộ Của Người Việt

Phong Tục Sang Cát, Bốc Mộ Của Người Việt

Theo phong tục việt nam hàng năm, vào thời điểm cuối thu đến trước ngày đông chí của năm, nhiều gia đình Việt lại tất tả lo việc cải táng, sang cát cho người thân quá cố của mình. “Cao nấm, ấm mồ”, người Việt quan niệm, việc “chuyển nhà”, “sang cát” là một trong những việc hiếu đạo của con cháu, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Hoạt động cải táng, sang cát phần mộ diễn ra nhiều ở vùng đồng bằng, vùng trũng vào thời điểm cuối thu đến trước ngày đông chí của năm (ngày lập đông). Vì với quan niệm, đầu năm là sự sinh sôi nảy nở của vạn vật nên mộ phần được chuyển về nơi mới sẽ là khởi đầu của sự thịnh vượng, hưng vượng, đây cũng là thời điểm các gia đình cầu phúc, hành hương…

Tại sao phải cải táng, sang cát?

Xin trích một đoạn trong “Việt Nam Phong tục” của Phan Kế Bính: “… Cải táng có nhiều cớ. Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài. Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng. Ba là vì, các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lửng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng. Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ…”

Phong tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái Trung Quốc chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục, cũng do yếu tố địa lý Đồng bằng Bắc Bộ phần nhiều là đất pha cát phù xa , khi chôn người chết xuống phần nhiều là tiêu hết thịt (thậm chí có chỗ đất còn hao cả xương nếu không cải táng thì chỉ còn đất) mà cát phù xa thì bẩn nên phải tắm rửa thay áo. Trong khi đó gỗ áo quan chôn trên đất tại Đồng Bằng Bắc Bộ nhanh hỏng và hay xập ván thiên bởi mùa lũ thì đầy nước, mà mùa cạn thì khô, mối lại hay tụ lại trên chỗ đất cao (mồ mả hay cao hơn ruộng) nên hay xông vào áo quan.

Nhưng nói chung lại, cải táng, sang cát, bốc mộ là một phong tục lâu đời, là thể hiện cái tâm của người sống với người thân đã khuất, an tâm với niềm tin… họ không bỏ người thân thối rữa trong đất ẩm, mà tặng họ một ngôi nhà mới đẹp đẽ, chắc chắn hơn. Bằng cách bốc mộ giải phóng linh hồn người thân khỏi mộ, người chết có thể biến đổi thành tổ tiên linh thiêng, linh hồn có thể phù hộ cho gia đình được an lành.

Khi nào thì cải táng?

Theo phong tục, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải táng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hóa chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân hủy diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải táng lâu hơn, từ 4 đến 5, có thể đến 7 năm để tránh hiện tượng trên. Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam.

Thời gian tốt nhất trong năm để tiến hành cải táng là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Phải nhờ thầy phong thủy xem tuổi của vong và tuổi trưởng nam để tìm ngày tốt. Sau khi chọn được ngày bốc mộ, cũng phải chọn xem giờ bốc mộ, nhưng phải làm vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi không có ánh sáng mặt trời, tránh cho xương cốt gặp ánh sáng mặt trời sẽ bị đen, bị hỏng.

Công việc cải tái phải được xem thầy kĩ càng để chọn ngày giờ hoàng đạo, chọn vị trí địa lý khu đặt mộ cải táng phải hợp tuổi hợp phong thủy để tránh những điều không may xảy đến với gia đình.

Lạc Hồng Viên Những Ngày Cuối Năm

Cứ đến dịp cuối năm, từ tờ mờ sáng dòng người nườm nượp đến công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên.  Rất nhiều người trong số đó đến đây để “thay áo” cho người thân. Tại đồi Kim, anh Nguyễn Hoàng Long (51 tuổi, phố Bà Triệu, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, bố mẹ tôi “nằm” ở nghĩa trang ngoại thành. Biết Lạc Hồng Viên là công viên nghĩa trang nằm trên khuôn viên 9 quả đồi hình tựa như 9 con rùa khổng lồ, được bao quanh bởi 9 dòng suối, được trấn giữ với ngôi chùa và bảo tháp tượng Phật, đường sá đi lại cũng tiện lợi, gia đình tôi họp lại và quyết định sau khi bốc mộ, chuyển luôn “nhà mới” cho bố mẹ nơi đây. Được an nghỉ nơi này, chắc hai cụ thấy an lạc và chúng tôi cũng thấy ấm lòng”.

Ngoài anh Long còn có một số gia đình khác tại Hà Nội cũng “đổi nhà” cho người thân đã khuất. Chị Thu Hồng nói: “Ở đây có dịch vụ xây cất mộ chu đáo với thiết kế đá đen hoặc trắng trang nhã nên chúng tôi không phải mất nhiều thời gian, công sức mà vẫn có ngôi mộ ưng ý cho mẹ của mình”.

0 Hồi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.